Telesale và Telemarketing là hai ngành nghề phổ biến hiện nay. Mặc dù vậy nhiều công ty và nhiều người vẫn chưa hoàn toàn tách biệt được hai khái niệm này. Hãy cùng VoiP24h đi sâu và phân biệt hai thuật ngữ này.
Sự khác nhau giữa Telesale & Telemarketing
Dưới đây, Voip24h sẽ chỉ ra sự khác nhau cũng như khái niệm và vai trò của Telesale, Telemarketing.
Telesale là gì? Vai trò của Telesale đối với doanh nghiệp
Telesale là phương pháp bán hàng gián tiếp qua điện thoại. Hình thức bán hàng này giúp điện thoại viên chủ động gọi ra cho khách hàng. Bằng cách sử dụng linh hoạt một kịch bản gọi ra có sẵn. Các thông tin về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được nhân viên gọi điện đưa đến trực tiếp cho khách hàng
Telesale đóng vai trò như thế nào với hoạt động kinh doanh?
- Telesale giúp doanh nghiệp tạo ra một lượng data khách hàng tiềm năng. Hoặc bổ sung thêm vào danh sách những khách hàng đã có sẵn. Từ đó, nhân viên telesale có thể chốt đơn dễ dàng hơn.
- Telesale tạo ra động lực để doanh nghiệp xây dựng một đội sale qua điện thoại chuyên nghiệp.
- Telesale giúp doanh nghiệp giảm chi phí cho việc tạo ra đơn hàng so với các hình thức bán hàng khác.
Telemarketing là gì? Vai trò của telemarketing
Telemarketing là thuật ngữ được ghép từ “tele” điện thoại và “marketing” tiếp thị. Do đó, telemarketing có thể hiểu đơn giản là hình thức tiếp thị qua điện thoại.
Telemarketing là hình thức các doanh nghiệp sử dụng điện thoại để kết nối với khách hàng nhằm mục đích nghiên cứu .Truyền tải, thu thập thông tin khách hàng để tìm ra lượng khách hàng tiềm năng. Telemarketing là một trong những bước quan trọng. Làm nền móng thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm và tạo ra nhiều lợi ích cho quá trình bán sản phẩm.
Vai trò của Telemarketing là gì?
- Telemarketing giữ vị trí quan trọng trong việc xây dựng và thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Khi sử dụng điện thoại để tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm sự quan tâm, thu thập thông tin, khảo sát khách hàng. Từ đó, dần dần tạo cơ hội để khách hàng hiểu và mua sản phẩm.
- Duy trì và nâng cao hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho hình lĩnh vực telemarketing trở nên đa dạng về hình thức tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian. Và chi phí cho các hoạt động quảng bá trực tiếp hoặc quảng bá qua internet khác.
Ngoài ra hình thức Telemarketing còn nổi bật với ưu điểm cụ thể như sau:
- Lựa chọn và sàng lọc ra danh sách khách hàng tiềm năng cho đội ngũ bán hàng telesale.
- Thực hiện kế hoạch telemarketing nhằm mục đích tăng hiệu quả cho chiến dịch marketing chung của doanh nghiệp.
- Đưa lượng khách hàng cũ, đã và đang sử dụng sản phẩm thành khách hàng tiềm năng.
- Tạo điều kiện chốt sale hiệu quả cho đội ngũ bán hàng
Sự khác nhau giữa Telesale và Telemarketing
Sau khi đi qua chi tiết các khái niệm về Telesale và Telemarketing, chúng ta có thể nhận ra những điểm khác nhau cụ thể như sau:
Đầu tiên, telesale là thuật ngữ có từ lâu đời. Còn telemarketing là cụm từ mới được phát triển trong thời gian gần đây.
Thứ hai đó là telemarketing chính là khái niệm rộng hơn và bao hàm cả telesale. Tức là telesale là tập con của khái niệm telemarketing.
- Telemarketing vì vậy bao gồm các hoạt động liên quan đến gọi điện thoại để kết nối với khách hàng như: giới thiệu, phân phối thông tin, kích hoạt khách hàng sử dụng sản phẩm, xây dựng quan hệ khách hàng, đánh giá thị trường, … Và cuối cùng hiển nhiên là bán hàng.
- Telesale chỉ đơn thuần là một dịch vụ chuyên để bán sản phẩm đến khách hàng bằng điện thoại. Tức là một cuộc gọi ra phải thu về được đơn hàng giao dịch thành công.
Tiếp theo, Telemarketing thì hướng tới nhu cầu của khách hàng và giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng nhiều hơn. Trong khi đó, Telesale chính là bước chuyển đổi cuối cùng của doanh nghiệp sau khi hiểu khách hàng. Và đó cũng là áp lực của Telesale.
Doanh nghiệp và sự phát triển của Telesale & Telemarketing
Trên thực tế, tùy theo mô hình hoạt động của doanh nghiệp mà Telesale và Telemarketing có thể được phát triển độc lập hoặc phát triển song song. Dù vậy, phương thức tiếp cận khách hàng cũng phải thông qua các cuộc điện thoại và hệ thống tổng đài của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên cân nhắc định hướng lâu dài để có sự chuẩn bị cho việc xây dựng hệ thống tổng đài ngay từ bây giờ.
Nếu doanh nghiệp cần nhiều hơn các thông tin tư vấn về Telesale, Telemarketing. Hay hệ thống tổng đài thì có thể liên hệ ngay với Voip24h hoặc fanpage Voip24h để được nhanh chóng giải đáp các thắc mắc.